Thi công bất kì công trình nào cũng cần rất nhiều dạng vật liệu khác nhau. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời là vì mỗi loại có một công dụng riêng, tất cả sẽ tạo nên một tổng thể hài hoà và đồng nhất. tắc kê nở inox cũng nằm trong số đó. Người ta tạo ra nó vì nhu cầu thị trường cần rất nhiều tới các vật liệu chịu được tải trọng cho kết cấu mà họ thi công.
Nó là người bạn đồng hành quen thuộc cho những nhà thi công có thể tin tưởng và an tâm sử dụng. Xuất hiện trên thị trường cũng đã khá lâu, sản phẩm này luôn đem tới những công dụng mà khó có vật liệu nào thay thế được.
Tắc kê nở inox là gì?
Trong lĩnh vực xây dựng, chắc chắn lúc nào cũng phải tồn tại những kết cấu có tải trọng nặng. Và chắc chắn phải có những vật chống đỡ được sức nặng của chúng để tạo ra một khối thống nhất. Tắc kê nở inox sẽ làm việc đó. Mục đích người ta chế tạo ra vật liệu này là để cố định một khối nặng vào trong bê tông như một giá đỡ trong thời gian dài.
Ở một số nơi, người ta vẫn gọi nó với một tên gọi khác là bu lông nở inox. Có thể xem nó là một anh hùng thầm lặng giúp các công trình luôn giữ vững tính chắc chắn theo thời gian. Các nhà thi công thường sử dụng chúng vào việc gắn kết các đối tượng vào tường, giàn thép hay lan can…
Bây giờ bạn có thể hình dung ra công dụng của vật liệu này rồi đúng không? Vậy nhờ đâu nó lại có được khả năng thần kì này? Hãy cùng tìm hiểu tiếp sau đây.
Cấu tạo của tắc kê nở inox
Tắc ke nở sắt gồm có 4 phần như sau:
– Áo tắc kê nở inox: được thiết kế theo hình dạng một ống dài có hình trụ. Phần ống này dài bao nhiêu tuỳ thuộc vào từng loại. Nếu cần âm vào tường nhiều để chịu tải trọng cao thì bạn chọn loại dài, đường kính lớn và ngược lại. Bên trong ống này là không gian rỗng, bên ngoài áo nở thường có những đường sọc để tăng khả năng ma sát, tránh tình trạng rơi ra ngoài sau khi thi công. Ở phía cuối, người ta sẽ xẻ vài đường để sau khi siết đai ốc nó sẽ mở ra và giữ chặt lại. Đặc tính này chính là nguồn gốc tên gọi của nó.
– Thân tắc kê nở inox: để tương thích với áo nở, phần thân này cũng được thiết kế hình trụ. Nó sẽ có độ dài tương đương áo nở và hơi to ở phần cuối. Đặc tính này sẽ giúp nó làm cho áo nở bung ra và giữ cho tắc kê cố định tốt hơn trong tường khi ta vặn đai ốc.
– Đai ốc: nằm ở phía đầu ngoài liên kết với thân của bu lông. Khi vặn vào phần này thì thân tắc kê nở sẽ được rút ra ngoài và làm xoè áo nở. Công dụng chính của nó là cố định chặt tắc kê với kết cấu giúp chúng không di chuyển.
– Long đen: thông thường, mọi loại tắc kê nở inox sẽ có hai vòng đi kèm. Chúng có kích thước khác nhau: 1 vòng to (long đen phẳng) và cái còn lại nhỏ hơn (long đen vênh) nằm bên trong đai ốc.
Các loại tắc kê nở sắt – inox
Tắc kê nở inox 201: đặc biệt hữu ích trong môi trường lạnh, vì độ bền của nó giúp nó giữ an toàn trong thời tiết lạnh. Tuy nhiên, nó sẽ không giữ được lâu trong môi trường có tính ăn mòn cao. Nhược điểm là inox này không có hiệu quả cao trong việc chống ăn mòn. Do đó, nếu phải thi công trong môi trường có nhiệt độ thấp, hãy chọn loại tắc kê nở này.
– Inox 304: loại này có hàm lượng niken cao hơn 201 do đó nó đắt hơn một chút. Tuy nhiên, 304 ít bị ăn mòn hơn hẳn. Nó còn có khả năng uốn, tạo hình rất tốt. Tuy nhiên, nó lại có một nhược điểm đó là kém bền hơn các loại thép không gỉ khác. Do vậy, nếu tải trọng của bạn cần ở mức trung bình và môi trường có tính ăn mòn cao, hãy cân nhắc sử dụng loại tắc kê nở inox này nhé!
– Inox 316: được tạo ra từ sắt và cacbon. Phần trăm cacbon có thể thay đổi tùy theo loại và chủ yếu là từ 0,2% – 2,1% trọng lượng. Một số nguyên tố khác như vonfram, crom, mangan cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh độ cứng, độ dẻo và độ bền của thép. Tuy nhiên nó lại có màu hơi mờ và không bóng đẹp như inox, nó có thể bị ăn mòn. Do đó, người ta sẽ phải khắc phục nhược điểm này bằng cách mạ kẽm cho nó. Có hai phương pháp thông dụng đó chính là:
+ Mạ kẽm điện phân: là cách thức làm cho một lớp kẽm gắn vào để bảo vệ chống lại sự ăn mòn. Người ta sẽ tiến hành cho dòng điện chạy qua dung dịch muối/kẽm với cực dương kẽm và dây dẫn thép. Quá trình này cho phép tạo ra lớp kẽm mỏng nên tắc kê nở sắt có khả năng chống ăn mòn cao hơn.
+ Mạ kẽm màu vàng: cách này sẽ có tác dụng cao trong việc chống lại sự ăn mòn và còn giúp mang lại sự đẹp mắt. Cách này sẽ giúp nâng cao tuổi thọ cũng như chất lượng cho sản phẩm.
Khi chọn lựa, phải căn cứ vào yếu tố tác động và nhu cầu sử dụng để chọn ra một loại tắc ke nở sắt phù hợp nhất cả về quy cách lẫn vật liệu cấu thành.
Cách thức sử dụng tắc kê nở inox
– Chọn loại tắc ke nở sắt phù hợp với yêu cầu của công trình: xem xét kĩ độ dài của thân, chất liệu, đường kính cùng khả năng chịu lực của nó trước khi thi công.
– Chọn vị trí khoan thích hợp: để đảm bảo tính an toàn, đúng đắn và thẩm mĩ cho toàn bộ công trình trước khi khoan cần tiến hành khảo sát toàn bộ các phương diện trước khi thực hiện.
– Khoan lỗ: chọn máy khoan và mũi khoan đúng với kích thước cần và bắt đầu khoan lỗ. Chú ý độ sâu của đường khoan phải phù hợp với chiều dài của tắc kê nở và đường kính cũng phải tương thích. Quá to hoặc quá nhỏ so với tắc kê nở inox sẽ không sử dụng được.
– Làm sạch lỗ khoan: vệ sinh bụi vật liệu bên trong lỗ khoan trước khi gắn tắc kê nở.
– Đóng tắc ke nở sắt vào tường: sau khi đã tiến hành làm sạch lỗ khoan, lấy tắc kê nở inox và đóng vào lỗ khoan.
– Siết chặt đai ốc bằng dụng cụ thích hợp để khiến thân bu lông được đưa ra ngoài và áo nở của tắc kê mở ra trong lỗ khoan.
Lưu ý:
– Phải đặc biệt chú ý tới tải trọng mà tắc kê nở inox phải chịu. Nó có tính ảnh hưởng quyết định tới toàn bộ phần khung giàn. Nếu không chịu nổi trọng lượng, sẽ xảy ra các hậu quả đáng tiếc.
– Khoảng cách mà bạn khoan các lỗ cũng là một yếu tố then chốt. Nó phải đáp ứng được tính thẩm mĩ đồng thời cũng phải giúp chia nhỏ tải trọng cho các tắc kê nở inox một cách đồng đều. Nếu quá xa nhau, mỗi tắc ke nở sắt sẽ chịu áp lực rất lớn.