Keo silicon là chất trám dính rất phổ biến trong nhiều công trình hiện nay. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn chưa rõ liệu sử dụng keo silicon có độc không, có gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nếu tiếp xúc thường xuyên không? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết sau.
Keo silicon có độc không?
Có thể thấy, keo silicon được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày. Do đó, không ít người e ngại rằng việc tiếp xúc thường xuyên với keo silicon có độc không, có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe không.
Keo silicon hiện có khá nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có các thành phần hóa học với những đặc tính riêng như keo silicon một thành phần lưu hóa acid, keo silicon trung tính, keo silicon acrylic… Những chất hóa học này có thể gây ra một số tác động đến người thi công trong quá trình lưu hóa. Nếu hít phải trong thời gian dài, mùi keo silicon có thể gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp. Tuy nhiên, đều ở mức kiểm soát được và trong phạm vi cho phép.
Do đó, trong quá trình thi công, người thợ cần được trang bị đầy đủ quần áo, găng tay và khẩu trang bảo hộ. Đối với người sử dụng, cần để cho mùi keo bay hoàn toàn trước khi sinh hoạt trong khu vực vừa thi công bằng keo silicon. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý lựa chọn các loại keo chất lượng, chính hãng với thành phần phù hợp với mục đích và khu vực sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuyệt đối không sử dụng keo silicon không rõ nguồn gốc xuất xứ, dễ dẫn đến các nguy cơ đối với sức khỏe cũng như hiệu quả sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng keo silicon
Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả sử dụng của keo silicon, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Luôn sử dụng keo silicon trên bề mặt đã được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo để đảm bảo độ bám dính và độ bền của keo sau khi lưu hóa hoàn toàn.
- Không nên sử dụng keo silicon ở các vị trí gần lửa hoặc chất dễ cháy vì sản phẩm chứa những đặc tính của nhựa kết hợp với chất hóa học nên rất dễ bắt lửa.
- Đối với keo còn thừa, cần bảo quản thật kỹ ở nhiệt độ phòng, bịt kín đầu ống keo, tránh để tiếp xúc với không khí hoặc ánh nắng mặt trời vì keo rất dễ lưu hóa.
- Tùy từng bề mặt vật liệu, bạn nên lựa chọn loại keo silicon với thành phần phù hợp. Chẳng hạn như các bề mặt nhựa, sắt, thép, acrylic, polyester… nên sử dụng keo silicon trung tính để tránh bị ăn mòn. Đối với các bề mặt như gạch, đá, gốm, gỗ, kính, nhôm nên sử dụng keo silicon acid để tăng tốc độ lưu hóa và độ bám dính vượt trội.
- Mặc dù thời gian lưu hóa của keo silicon tương đối nhanh nhưng cần căn cứ vào loại vật liệu, điều kiện môi trường… để có kế hoạch cố định mối nối phù hợp, giúp đạt độ bám dính vững chắc nhất.