Khoan cấy thép là hạng mục không còn xa lạ gì trong thi công xây dựng công trình. Đây được coi là một công việc vô cùng quan trọng đối với các công trình. Nó là yếu tố giúp đánh giá được chất lượng của công trình có đạt tiêu chuẩn không. Vậy thi công như thế nào để khoan cấy thép vào bê tông đạt tiêu chuẩn, giúp cho công trình bền vững, chất lượng? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về khoan cấy thép và quy trình cũng như tiêu chuẩn của công việc này nhé!
Khoan cấy thép vào bê tông là gì?
Cấy thép vào bê tông là phương pháp khoan cấy thép mà sử dụng các hóa chất liên kết cường độ cao, để neo thép vào bê tông nhằm phục vụ nhu cầu quan trọng trong mỗi công trình xây dựng.
Khi nào cần cấy thép vào bê tông?
Trên thực tế, phương pháp cấy, đặt thép chờ để liên kết với hệ Dầm – Sàn trong quá trình thi công gần như bị sai lệch và không đúng với vị trí yêu cầu, do việc thả các lồng thép có dung sai từ 5-10cm là rất phổ biến. Nó khiến cho các thanh thép chờ nằm không đúng vị trí như dự tính và yêu cầu ban đầu. Hoặc khi cần sửa chữa, cải tạo, nối thêm các liên kết, gắn kết các kết cấu mới vào kết cấu cũ mà không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải ban đầu của khối thi công.
Để giải quyết tất cả những sai lệch trên, phương pháp tối ưu và phổ biến nhất được sử dụng chính là thực hiện cấy thép vào bê tông kết hợp với các loại hóa chất cấy thép. Nó không những có thể cải thiện những vấn đề trên mà còn giúp cho khối thi công trở nên bền vững và chắc chắn hơn, đảm bảo an toàn và chất lượng hơn.
Ứng dụng khoan cấy thép trong xây dựng
Khoan cấy thép trong xây dựng giúp liên kết các kết cấu thép và bê tông hoặc các vật liệu nền là bê tông, vật liệu đặc, đá tự nhiên. Liên kết này được khoan cấy trực tiếp vào các vật liệu nền đã có sẵn mà không cần phải phá hủy hoặc thay đổi kết cấu sẵn có của bề mặt vật liệu nền.
Các trường hợp sử dụng khoan cấy thép
Khoan cấy thép có thể sử dụng trong những trường hợp dưới đây để nâng cao chất lượng công trình:
→ Liên kết những kết cấu thép vào bề mặt nền bê tông.
→ Gắn thép mới của đài móng, dầm móng, dầm tầng hầm vào tường và sàn tầng hầm.
→ Giải quyết và xử lý các sự cố, vấn đề rủi ro trong quá trình thi công như thiếu thép chờ, thép bị gãy, thép dùng để nối có thể bị đặt sai lệch hoặc không đúng vị trí do trong quá trình thiết kế, tính toán.
→ Liên kết giữa khối phần mới với khối phần cũ khi không thể thi công toàn khối.
→ Cấy thép để chờ phục vụ cho việc đổi mới công trình hoặc cải tạo những công trình cũ đã xuống cấp.
→ Thay đổi kết cấu và công năng của công trình do việc thiết kế có sự thay đổi.
Công dụng của khoan cấy thép
Công dụng chủ yếu của khoan cấy thép vào bê tông là để kết nối các bộ phận như bê tông, nền nhà và tường, các bộ phận có tính đặc khối bên trong nhằm phục vụ cho công tác thi công được diễn ra thuận lợi.
Lợi ích khi sử dụng khoan cấy thép vào bê tông
→ Tiết kiệm được thời gian và chi phí khi thi công.
→ Đảm bảo được tính nguyên vẹn và khả năng chịu tải của cốt thép và bê tông như ban đầu.
→ Giúp cho công tác cốp pha được dễ dàng hơn, giảm thiểu lãng phí hơn.
→ Phù hợp với các phương pháp thi công cả truyền thống và hiện đại như: Cốp pha bay, cốp pha trượt.
Trên đây là những thông tin cơ bản về khoan cấy thép vào bê tông và những hóa chất cấy thép phổ biến hiện nay. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết chia sẻ, các bạn có thể hiểu hơn về khoan cấy thép và lựa chọn cho mình một sản phẩm hóa chất chất lượng.
Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc tìm mua các sản phẩm hóa chất cấy thép, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với HHK ASIA để được phục vụ nhanh chóng.